Mức hưởng BHYT khi sinh con tại bệnh viện trái tuyến tỉnh

Mức hưởng BHYT khi sinh con tại bệnh viện trái tuyến tỉnh

Vợ tôi có đóng BHYT tại nơi làm việc được 2 năm nay, hiện tại đăng ký nơi khám chữa bệnh là Bệnh Viện đa khoa Vạn Hạnh (mã 79-462). Vợ tôi đang mang thai và dự kiến từ 25/6 đến 03/7/2019 là sinh đẻ, quê ở DakLak. Vợ tôi dự kiến về quê sinh tại Bệnh Viện Thiện Hạnh ở Buôn Mê Thuột. Tôi muốn hỏi về chi phí và hồ sơ giấy tờ để có thể nộp lên BHYT thanh toán cho vợ tôi, tôi không rõ về vấn đề đúng tuyến hay trái tuyến như thế nào? Và vợ tôi được thanh toán bao nhiêu %?



Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyếnTrái tuyến tỉnh

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấnVề vấn đề khám chữa bệnh trái tuyến; chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 28 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014:

“1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.

Theo quy định trên bạn cần chuẩn bị giấy tờ sau:

+ Nếu vợ bạn đi sinh bình thường (không thuộc trường hợp cấp cứu; không có giấy chuyển tuyến) thì bạn phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế và giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh trước khi sinh.

+ Nếu vợ bạn đi sinh do chuyển tuyến chuyên môn thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế và giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh kèm theo giấy chuyển tuyến (được tích vào mục “Đủ điều kiện chuyển tuyến”). Quyền lợi bảo hiểm y tế của bạn lúc này sẽ như khi đi sinh đúng tuyến.

Trái tuyến tỉnh

Tổng đài tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 19006172

Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 quy định:

“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế

3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước”.

Theo quy định nêu trên, người có thẻ BHYT không đến đúng nơi khám chữa bệnh ban đầu và không có giấy chuyển tuyến mà điều trị nội trú thì chỉ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng thấp hơn khi đến đúng nơi khám chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ.

Trường hợp của vợ bạn có nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh; nếu sinh con tại Bệnh viện Thiện Hạnh mà không có giấy chuyển tuyến thì được xác định là trái tuyến tỉnh. Khi đó, bạn sẽ được hưởng 60% so với mức hưởng BHYT của bạn khi đi đúng tuyến.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua Email có tính phí

Thẻ BHYT bị sai tên đệm thì làm thế nào để sửa lại?

Nghỉ thai sản có được cấp thẻ BHYT miễn phí không?

Nếu còn vấn đề vướng mắc về BHYT khi khám chữa bệnh trái tuyến tỉnh; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến 19006172  để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Bài liên quan

CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Tổng đài tư vấn 19006172 trực thuộc công ty luật TNHH Tuệ Minh

Lưu ý: Để buổi làm việc được hiệu quả, quý khách vui lòng gọi điện trước để chúng tôi tư vấn về hồ sơ, tài liệu cần chuẩn bị và thu xếp lịch hẹn.

Gửi yêu cầu
Gọi ngay