Công thức tính BHXH 1 lần khi tham gia BHXH tự nguyện
Mình có câu hỏi muốn nhờ tổng đài tư vấn giúp! Mình tham gia BHXH tự nguyện. Tuy nhiên sau khi hoàn tất thủ tục đóng, đã được Bảo hiểm cấp sổ bảo hiểm, nhưng do lý do cá nhân, mình muốn thôi không tham gia nữa, vậy mình có thanh toán được số tiền đã đóng về hay không? Và thời gian chờ để giải quyết thủ tục là bao lâu? Công thức tính BHXH 1 lần khi tham gia BHXH tự nguyện sẽ như thế nào vậy? Mình có được tính cả tiền trượt giá theo Thông tư 35 gì đó không? Rất mong tổng đài trả lời giúp mình! Mình cảm ơn!
- Hồ sơ nhận tiền BHXH 1 lần bao gồm những giấy tờ gì?
- Theo quy định được nhận BHXH 1 lần khi nộp hồ sơ trễ không?
Luật sư tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Đối với vấn đề: Công thức tính BHXH 1 lần khi tham gia BHXH tự nguyện đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về vấn đề tham gia BHXH tự nguyện có được rút BHXH 1 lần không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn như sau:
“Điều 7. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 77 của Luật Bảo hiểm xã hộivà Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động.
2. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 109 của Luật Bảo hiểm xã hội.
3. Giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 110 của Luật Bảo hiểm xã hội”.
Dẫn chiếu đến Nghị quyết 95/2015/QH13 như sau:
“1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc,người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.”
Như vậy, bạn đóng BHXH tự nguyện phải sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, nếu có yêu cầu thì bạn sẽ được rút BHXH 1 lần.
Thứ hai, về vấn đề thời gian giải quyết thủ tục hưởng BHXH 1 lần
Căn cứ Khoản 4 Điều 110 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định:
“4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;…”
Bên cạnh đó, Điểm b Khoản 1 Điều 7 Quyết định 166/QĐ-BHXH (có hiệu lực từ ngày 01/05/2019) quy định như sau:
“Điều 7. Giải quyết và chi trả
b3) Đối với giải quyết hưởng BHXH một lần… Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định”.
Như vậy, từ ngày 01/05/2019 thì thời hạn giải quyết hồ sơ hưởng BHXH rút ngắn xuống còn 05 ngày làm việc. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tối đa 5 ngày làm việc cơ quan BHXH sẽ giải quyết và chi trả tiền BHXH 1 lần cho bạn.
Thứ ba, công thức tính BHXH 1 lần khi tham gia BHXH tự nguyện
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 60 Luật BHXH 2014 như sau:
“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”
Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
“4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.”
Theo quy định trên, Số tiền BHXH một lần = Số tháng được hưởng bảo hiểm xã hội (×) Mức bình thu nhập bình quân tháng đóng BHXH.
Thứ tư, về vấn đề đóng BHXH tự nguyện khi hưởng BHXH 1 lần có được hưởng hệ số trượt giá không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“Điều 1. Đối tượng áp dụng
2. Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019″.
Như vậy, bạn tham gia BHXH tự nguyện và hưởng BHXH một lần vào năm 2019 bạn sẽ được tính thêm tiền trượt giá (mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm)
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Công thức tính BHXH 1 lần khi tham gia BHXH tự nguyện.
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề: Công thức tính BHXH 1 lần khi tham gia BHXH tự nguyện xin vui lòng liên hệ Tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.