Điều trị tại bệnh viện khác nơi được chuyển tuyến hưởng BHYT không?

Điều trị tại bệnh viện khác nơi được chuyển tuyến hưởng BHYT không?

Bố tôi đang nghỉ hưu đến điều trị ở bệnh viện đa khoa Mê Linh (nơi kcb ban đầu), do bệnh của bố tôi bệnh viện Mê Linh không chữa được nên được chuyển tuyến lên bệnh viện đại học y Hà Nội. Cho tôi hỏi khi lên bệnh viện Đại học Y Hà Nội điều trị thì bố tôi cần mang theo giấy tờ gì ạ? Mức hưởng BHYT của bố tôi được bao nhiêu ạ?



BHYTTư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài bảo hiểmLiên quan đến vấn đề của bạn; chúng tôi xin tư vấn như sau:

Về thủ tục KCB:

Căn cứ Điều 28 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014:

Điều 28. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó…

3. Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”.

Như vậy, bố của bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là người đang hưởng lương hưu, được tổ chức BHXH cấp BHYT miễn phí. Khi đi khám bệnh thì bố của bạn cần xuất trình:

  • Thẻ BHYT.
  • Hồ sơ chuyển tuyến.
  • Các giấy tờ chứng minh về nhân thân.

Về mức hưởng BHYT:

Căn cứ vào Khoản 1 và Khoản 5 Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT:

“Điều 5. Điều kiện chuyển tuyến

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt…..

BHYT

Tổng đài tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 19006172

b) Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;

c) Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4).

5. Các trường hợp chuyển người bệnh theo đúng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được coi là chuyển đúng tuyến”.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014:

d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này”.

Như vậy, trường hợp của bố bạn nếu đủ điều kiện chuyển tuyến theo quy định trên thì được xác định chuyển đúng tuyến. Khi đó bố của bạn sẽ được hưởng 95% chi phí KCB thuộc danh mục BHYT chi trả.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau:

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua Email có tính phí

Những trường hợp được phép chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT

Khám chữa bệnh trái tuyến được BHYT chi trả như thế nào?

Nếu còn vướng mắc gì về bảo hiểm y tế bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến 19006172  để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Bài liên quan

CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Tổng đài tư vấn 19006172 trực thuộc công ty luật TNHH Tuệ Minh

Lưu ý: Để buổi làm việc được hiệu quả, quý khách vui lòng gọi điện trước để chúng tôi tư vấn về hồ sơ, tài liệu cần chuẩn bị và thu xếp lịch hẹn.

Gửi yêu cầu
Gọi ngay