Người tham gia BHYT có được chi trả chi phí gắn chân giả không?

Người tham gia BHYT có được chi trả chi phí gắn chân giả không?

Chồng tôi bị tai nạn nghiêm trọng nên bị mất một chân và phải gắn chân giả. Cho tôi hỏi chồng tôi có được Bhyt thanh toán khoản tiền gắn chân giả không ạ?



Gắn chân giảTư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài bảo hiểmLiên quan đến chi phí gắn chân giả; chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ vào Điều 21 và Khoản 8 Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014:

Điều 21. Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:

a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;

b) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế”.

“Điều 23. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế

1. Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.

2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.

3. Khám sức khỏe.

4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.

5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.

Gắn chân giả

Tổng đài tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 19006172

6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.

7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.

8. Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng…..”.

Như vậy, gắn chân giả là trường hợp sử dụng vật tư y tế thay thế và thuộc trường hợp không được hưởng BHYT.

Trên đây là trả lời cho câu hỏi của bạn về mức hưởng BHYT trong trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau:

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua Email có tính phí

Mức hưởng bảo hiểm y tế khi đi chữa bệnh trái tuyến

Quyền lợi BHYT khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến và trái tuyến

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến 19006172  để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

 

Bài liên quan

CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Tổng đài tư vấn 19006172 trực thuộc công ty luật TNHH Tuệ Minh

Lưu ý: Để buổi làm việc được hiệu quả, quý khách vui lòng gọi điện trước để chúng tôi tư vấn về hồ sơ, tài liệu cần chuẩn bị và thu xếp lịch hẹn.

Gửi yêu cầu
Gọi ngay