Giúp việc gia đình phải đóng những loại bảo hiểm gì?

Giúp việc gia đình phải đóng những loại bảo hiểm gì?

Nhà mình có thuê 1 cô giúp việc cho gia đình, mình nghe nói mình phải đóng bảo hiểm y tế, xã hội và thất nghiệp cho cô ấy. Vậy cho mình hỏi là tổng 3 loại trên mình phải đóng bao nhiêu tiền?



Giúp việc gia đìnhTư vấn Bảo hiểm thất nghiệp:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Tổng đài bảo hiểm xin trả lời về vấn đề giúp việc gia đình như sau:

Về loại bảo hiểm phải tham gia:

Căn cứ vào Điều 43 Luật Việc làm năm 2013:

Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp”.

Bên cạnh đó, theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng”.

theo Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014:

“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức”.

Giúp việc gia đình

Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172

Như vậy, bạn sẽ không phải đóng BHTN cho người giúp việc. Tuy nhiên trong trường hợp bạn thuê người giúp việc theo hợp đồng lao động thì có thể phải đóng BHXH, BHYT nếu:

  • Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì bạn phải đóng BHXH, BHYT.
  • Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng thì bạn chỉ phải đóng BHXH cho người giúp việc.

Về mức đóng:

Căn cứ Khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH:

“Điều 18. Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT

1. Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%“.

Bên cạnh đó, theo Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

“Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở”.

Như vậy, bạn sẽ phải đóng cho người giúp việc với mức cụ thể như sau:

  • Đối với BHYT: Bạn đóng 3% mức tiền lương tháng của người lao động.
  • Đối với BHXH: Bạn sẽ đóng 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết:

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua Email có tính phí

Quy định của pháp luật về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp năm 2019

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến 19006172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

 

 

Bài liên quan

CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Tổng đài tư vấn 19006172 trực thuộc công ty luật TNHH Tuệ Minh

Lưu ý: Để buổi làm việc được hiệu quả, quý khách vui lòng gọi điện trước để chúng tôi tư vấn về hồ sơ, tài liệu cần chuẩn bị và thu xếp lịch hẹn.

Gửi yêu cầu
Gọi ngay