Nội dung câu hỏi:
Anh chị cho em hỏi: Nếu lương cơ bản của em 10tr thì có bắt buộc phải đóng BH full lương không ạ. Hiện em đang được đóng BH với mức lương tối thiểu vùng ở Vùng 1 ạ.
- Bình quân tiền lương khi vừa đóng BH bắt buộc vừa đóng BH tự nguyện
- Tiền lương khi hưởng chế độ khám thai như thế nào?
- Sinh con thứ 3 bị kỷ luật về Đảng có được hưởng chế độ thai sản không?
VIDEO: TỶ LỆ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Tổng đài bảo hiểm xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Hiểu thế nào là đóng Bảo hiểm full lương?
Đóng bảo hiểm xã hội full lương là trường hợp người sử dụng lao động đăng ký và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trên tổng mức lương trả hằng tháng cho người lao động.
Hằng tháng, doanh nghiệp và người lao động sẽ phải đóng bảo hiểm với tổng mức đóng = 32% x Tổng mức lương trả cho người lao động.
Việc đóng bảo hiểm xã hội full lương không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện. Thực tế để giảm bớt chi phí, nhiều doanh nghiệp mặc dù trả lương cao cho người lao động nhưng sẽ chia nhỏ lương thành lương cơ bản cùng các khoản trợ cấp, phụ cấp không tính đóng bảo hiểm xã hội và chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản.
Vì vậy, muốn được đóng bảo hiểm xã hội full lương, người lao động nên thỏa thuận rõ với người sử dụng lao động trước khi đi làm. Hơn nữa, việc đóng BHXH còn phải phù hợp với hệ thống thang bảng lương đã được Công ty xây dựng trước đó.
Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
Ngày 28/4/2023, BHXH TPHCM có Công văn 1952/BHXH-TST hướng dẫn thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT, trong đó, có hướng dẫn tiền lương đóng bảo hiểm xã hội như sau:
(1) Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động, bao gồm:
– Mức lương ghi trong HĐLĐ.
– Phụ cấp lương: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
– Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương thực hiện từ 01/01/2018.
(2) Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm:
Tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ.
Có phải đóng BH full lương không?
Như thông tin bạn cung cấp: Bạn được trả lương là 10tr nhưng hiện tại đang được đóng Bảo hiểm bằng mức lương tối thiểu vùng I (5.000.000 đồng/tháng). Vậy số tiền chênh lệch còn lại là 5.000.000 đồng sẽ được công ty phân bổ vào những khoản tiền không phải đóng Bảo hiểm như: xăng xe, đi lại, điện thoại, tiền ăn, tiền nhà, tiền thưởng…..
Như vậy, pháp luật bảo hiểm không quy định phải đóng bảo hiểm full lương và tùy thuộc vào mức lương được Công ty ký với người lao động và sự phân bổ lương phù hợp với quy định.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Đóng bảo hiểm được 5 tháng thì có được nhận tiền BHXH một lần không?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến 19006172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.