Số tiền hưởng bảo hiểm xã hội một lần và hệ số trượt giá

Số tiền hưởng bảo hiểm xã hội một lần và hệ số trượt giá

Em có trường hợp xin anh chỉ hỗ trợ tư vấn giúp em: Em tham gia đóng bảo hiểm từ tháng 2/2015 đến tháng 10/2017. Tổng thời gian đóng của em là 27 tháng (tương ứng 2 năm 3 tháng): Từ thời điểm tháng 2/2015-8/2015 mức lương đóng : 3.560.000 đ. Từ tháng 12/2015 – 3/2016 mức lương đóng : 4.700.000 đ. Từ tháng 7/2016 – 7/2017 mức lương đóng : 4.500.000 đ. Từ tháng 8/2017-10/2017 mức lương đóng : 4.815.000 đ. Vậy anh/ chị tính giúp cho em tổng số tiền BHXH 1 lần là bao nhiêu? Và tính tiền trượt giá (hệ số trượt giá) như thế nào ạ!



Hệ số trượt giáTư vấn bảo hiểm xã hội

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Tổng đài bảo hiểm xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”

Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

“4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.”

Theo quy định trên, Số tiền BHXH một lần = Số tháng được hưởng bảo hiểm xã hội (×) Mức bình quân tiền lương.

– Xác định số tháng hưởng:

Bạn tham gia BHXH một lần vào giai đoạn từ 2014 trở đi ( từ 2/2015 đến hết 10/2017), như vậy bạn tham gia đóng BHXH được 2 năm 3 tháng, được làm tròn thành 2 năm 6 tháng.

Tóm lại, bạn sẽ được hưởng 2,5 x 2 = 5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

– Xác định mức bình quân tiền lương

Căn cứ khoản 2 Điều 62 Luật BHXH 2014 về mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội:

“Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian”.

Hệ số trượt giá

Tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến 19006172

Theo đó

Mức bình quân tiền lương tháng để tính bảo hiểm xã hội một lần là bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian 27 tháng đóng bảo hiểm xã hội đã bao gồm hệ số trượt giá. Căn cứ Điều 2 Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH, mức bình quân tiền lương của bạn sau khi đã nhân hệ số là:

[(3.560.000 x 7 x 1,10) + ( 4.700.000 x 1 x 1,10) + ( 4.700.000 x 3 x 1,07) + (4.500.000 x 6 x 1,07) + ( 4.500.000 x 7 x 1,04) + ( 4.815.000 x 3 x 1,04)] : 27 = 4.605.000 đồng

Như vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của bạn = 4.605.000 x 5 = 23.025.000 đồng

Trên đây là tư vấn về mức hưởng BHXH và hệ số trượt giá. Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua Email có tính phí

Trường hợp nào người lao động nước ngoài được hưởng BHXH một lần?

Đóng BHXH tự nguyện có được nhận tiền BHXH một lần không?

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến 19006172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

 

 

Bài liên quan

CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Tổng đài tư vấn 19006172 trực thuộc công ty luật TNHH Tuệ Minh

Lưu ý: Để buổi làm việc được hiệu quả, quý khách vui lòng gọi điện trước để chúng tôi tư vấn về hồ sơ, tài liệu cần chuẩn bị và thu xếp lịch hẹn.

Gửi yêu cầu
Gọi ngay