Viên chức được tính hệ số trượt giá khi rút BHXH 1 lần không?

Viên chức được tính hệ số trượt giá khi rút BHXH 1 lần không?

Viên chức được tính hệ số trượt giá khi rút BHXH 1 lần không? Tháng 9/2013 tôi thi đỗ viên chức và dạy học ở 1 trường cấp 2 nhưng đến tháng đầu 11/2015 thì bị kỷ luật buộc thôi việc. Đến tháng 2/2016 tôi chuyển sang làm công việc văn thư giấy tờ cho 1 công ty tư nhân và đã nghỉ việc từ tháng 12/2018 để ở nhà trông con. Sắp tới tôi dự định nhận bảo hiểm xã hội một lần nhưng không biết cách tính bảo hiểm xã hội trong trường hợp của tôi như thế nào và có được tính tiền trượt giá hay không? Nhờ các bạn tính giúp tôi với!



Tư vấn bảo hiểm xã hộiViên chức được tính hệ số trượt giá không

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài bảo hiểmVới câu hỏi viên chức được tính hệ số trượt giá khi rút BHXH 1 lần không; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, về vấn đề tính hệ số trượt giá

Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

“Điều 1. Đối tượng áp dụng

1. Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm:

a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi. Hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019.

b) Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019.”

Theo quy định này, thời gian bạn tham gia BHXH khi đi dạy không được nhân hệ số trượt giá, còn thời gian bạn tham gia BHXH khi làm việc ở công ty tư nhân thì sẽ được nhân hệ số trượt giá.

Thứ hai, về cách tính BHXH

Theo thông tin bạn cung cấp thì quá trình đóng của bạn như sau:

  • Từ tháng 9/2013 đến tháng 12/2013 bạn đóng được 4 tháng BHXH bắt buộc
  • Từ tháng 1/2014 đến tháng 10/2015 bạn đóng được 22 tháng BHXH bắt buộc
  • Từ tháng 2/2016 đến tháng 11/2018 bạn đóng được 34 tháng BHXH bắt buộc

Tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc mà bạn đóng là 60 tháng, tương đương với 5 năm

Theo quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì mức hưởng BHXH của bạn trong trường hợp này là 5 x 2= 10 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Viên chức được tính hệ số trượt giá không

Tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến 19006172

Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì mức bình quân tiền lương trong trường hợp của bạn được tính bằng công thức:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

+

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết định

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

Thời gian giải quyết bảo hiểm xã hội một lần năm 2019

Hồ sơ rút bảo hiểm xã hội 1 lần bao gồm những giấy tờ gì?

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua Email có tính phí

Nếu còn vướng mắc về vấn đề viên chức được tính hệ số trượt giá khi rút BHXH 1 lần không, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến 19006172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

 

Recent Posts

CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Tổng đài tư vấn 19006172 trực thuộc công ty luật TNHH Tuệ Minh

Lưu ý: Để buổi làm việc được hiệu quả, quý khách vui lòng gọi điện trước để chúng tôi tư vấn về hồ sơ, tài liệu cần chuẩn bị và thu xếp lịch hẹn.

Gửi yêu cầu
Gọi ngay