Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động theo quy định mới nhất
Người lao động bên em bị tai nạn lao động suy giảm 41% sức khỏe. Nhưng em mới làm nên cũng không biết phải làm hồ sơ như thế nào để người này được hưởng trợ cấp tai nạn lao động từ BHXH, nhờ tổng đài hỗ trợ giúp em với ạ! Người này có làm đơn từ gì để được nhận trợ cấp từ công ty không hay cứ chi trả rồi cho ký nhận luôn là được ạ? Em cám ơn nhiều ạ!
- Làm thế nào để xác định mức độ tai nạn lao động?
- Tính mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng năm 2020
Dịch vụ tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động từ cơ quan BHXH
Căn cứ Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH (có hiệu lực từ 01/05/2019); để đề nghị BHXH giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn lao động bạn cần chuẩn bị:
– Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%), nếu GĐYK mà tỷ lệ suy giảm KNLĐ cao hơn 61% thì hồ sơ hưởng chế độ BNN trong trường hợp này phải có Biên bản GĐYK.
– Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ hoặc BNN.
– Trường hợp bị BNN mà không điều trị nội trú thì có thêm giấy khám BNN.
– Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp PTTGSH (nếu có).
– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ, BNN theo mẫu số 05A-HSB.
– Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.
Thứ hai, về vấn đề nhận trợ cấp tai nạn lao động từ công ty
Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
“Điều 7. Hồ sơ bồi thường, trợ cấp
1. Đối với người lao động bị tai nạn lao động thuộc đối tượng được bồi thường, trợ cấp quy định tại Khoản 1 Điều 3, Khoản 1 Điều 4 và Điều 5 Thông tư này, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường, trợ cấp …”
Theo đó, người lao không phải làm hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp tai nạn lao động từ công ty mà chính coogn ty sẽ phải chuẩn bị hồ sơ này.
Hồ sơ trong trường hợp này gồm các tài liệu sau:
– Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Trung ương;
– Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của Tòa án đối với những trường hợp mất tích;
– Bản sao có giá trị pháp lý biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông của công an giao thông hoặc giấy xác nhận của công an khu vực hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương;
– Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH).
Hồ sơ trên được lập thành 3 bộ, trong đó:
– Người sử dụng lao động giữ một bộ;
– Người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp (hoặc thân nhân của người lao động bị nạn hoặc bệnh nghề nghiệp) giữ một bộ;
– Một bộ gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính, trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trợ cấp tai nạn lao động.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
–> Chi phí khi công ty điều tra tai nạn lao động do ai trả?