Chuyển qua căn cước công dân có cần làm lại sổ BHXH không?

Chuyển qua căn cước công dân có cần làm lại sổ BHXH không?

Em muốn nộp hồ sơ nhận tiền 1 lần thì hồ sơ cần những gì thế ạ? Ngày trước em làm sổ thì ghi đúng số chứng minh rồi nhưng nay em chuyển qua căn cước công dân thì em có cần đi làm lại sổ BHXH không? Trước đó em chưa nhận trợ cấp thất nghiệp vậy em có được trả chung với tiền 1 lần luôn không ạ? Em đóng được nguyên 1 năm 2018 ở công ty chế biến gỗ thì số tiền em nhận được là bao nhiêu ạ? Lương em được 6 triệu thôi ạ.



Làm lại sổ BHXH

Luật sư tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 19006172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn về vấn đề chuyển qua căn cước công dân có cần làm lại sổ BHXH không; đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, hồ sơ nhận tiền BHXH 1 lần cần những giấy tờ gì?

Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định:

“Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

1.2.3. Đối với hưởng BHXH một lần; hưởng trợ cấp một lần trong trường hợp đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng ra nước ngoài định cư, công dân nước ngoài đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng không còn cư trú tại Việt Nam: Hồ sơ theo quy định tại Điều 109 Luật BHXH; Điều 4, khoản 4 Điều 13, khoản 2 Điều 25 Thông tư số 56/2017/TT-BYT; điểm đ khoản 9 Điều 22 Thông tư số 181/2016/TT-BQP; khoản 1, 2 Điều 15 và khoản 1 Điều 16 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm:

a) Trường hợp hưởng BHXH một lần.

a1) Sổ BHXH.

a2) Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.”

Như vậy, hồ sơ hưởng BHXH 1 lần bao gồm những giấy tờ sau:

– Sổ BHXH

– Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB

Ngoài ra, bạn cần cầm chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm.

Thứ hai, khi chuyển qua dùng căn cước công dân thì có cần làm lại sổ BHXH không?

Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì các trường hợp cấp lại sổ BHXH bao gồm:

– Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do bị mất, hỏng;

– Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ bảo hiểm xã hội.

Trong trường hợp này không ghi nhận cấp lại sổ BHXH khi thay đổi thẻ CMND sang thẻ căn cước công dân. Vì thế trong trường hợp này người lao động khi đổi từ thẻ CMND sang thẻ căn cước công dân không cần đổi lại sổ bảo hiểm xã hội.

Thứ ba, sau khi nghỉ việc 1 năm mà chưa nhận trợ cấp thất nghiệp thì có được trả chung với tiền 1 lần luôn không?

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP:

Điều 17. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp“.

Như vậy, để nhận trợ cấp thất nghiệp thì bạn phải nộp hồ sơ trong thời hạn 03 tháng. Còn để rút BHXH một lần thì sau 1 năm nghỉ việc mà không tiếp tục đóng BHXH nữa thì bạn mới có thể làm hồ sơ rút BHXH một lần. Do đó, bạn không thể làm hồ sơ rút BHXH một lần cùng 1 lúc với hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp luôn được.

Thứ tư, số tiền nhận được sau khi đóng BHXH 1 năm là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”

Đồng thời, căn cứ Điều 10 Nghị định 115/NĐ-CP quy định như sau:

“Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm

=

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm

x

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Hiện nay, Bộ Lao động thương binh và xã hội chưa ban hành văn bản pháp luật mới thay thế Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH quy định về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội nên chúng tôi chưa thể tính tiền BHXH 1 lần cho bạn được.

Trên đây là toàn bộ phần giải đáp về vấn đề Chuyển qua căn cước công dân có cần làm lại sổ BHXH không?

Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

-> Cách điền mẫu 14-HSB đề nghị hưởng BHXH 1 lần

Recent Posts

CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Tổng đài tư vấn 19006172 trực thuộc công ty luật TNHH Tuệ Minh

Lưu ý: Để buổi làm việc được hiệu quả, quý khách vui lòng gọi điện trước để chúng tôi tư vấn về hồ sơ, tài liệu cần chuẩn bị và thu xếp lịch hẹn.

Gửi yêu cầu
Gọi ngay