Tiền ăn có phải kê khai đóng bảo hiểm hay không?

Tiền ăn có phải kê khai đóng bảo hiểm hay không?

Xin chào tổng đài bảo hiểm, em muốn nhờ tổng đài tư vấn giúp 1 số vấn đề sau đây ạ! Cho em hỏi trong hợp đồng lao động có cần thỏa thuận về mức tiền ăn cho người lao động không ạ? Luật có quy định về mức tiền ăn tối đa mà công ty được hỗ trợ cho người lao động không? Và tiền ăn có phải kê khai đóng bảo hiểm không ạ? Em cám ơn nhiều!



Tiền ăn có phải đóng bảo hiểm không

Dịch vụ tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 19006172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, về vấn đề ghi nhận mức hỗ trợ tiền ăn trong hợp đồng lao động

Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH có quy định:

“Điều 4. Tiền lương và các chế độ, phúc lợi khác ghi trong hợp đồng lao động

Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP bao gồm:

3. Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

… Đối với các chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP”.

Như vậy, mức hỗ trợ tiền ăn cũng là 01 trong các nội dung cần được ghi nhận trong hợp đồng lao động.

Thứ hai, về vấn đề quy định mức tiền ăn tối đa

Căn cứ Khoản 4 Điều 22 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

“Điều 22. Hiệu lực thi hành

4. Công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.”

Như vậy, hiện nay mới chỉ có quy định về mức tiền ăn tối đa của người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vn điều lệ là không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Các trường hợp khác thì không có quy định về mức tối đa.

Thứ ba, tiền ăn có phải kê khai đóng bảo hiểm hay không?

Căn cứ Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:

“Điều 6. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

2.3. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.”

Theo đó, có thể thấy tiền ăn là 01 trong các khoản tiền không phải tính là căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

–> Các khoản không phải kê khai đóng bảo hiểm năm 2020

Recent Posts

CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Tổng đài tư vấn 19006172 trực thuộc công ty luật TNHH Tuệ Minh

Lưu ý: Để buổi làm việc được hiệu quả, quý khách vui lòng gọi điện trước để chúng tôi tư vấn về hồ sơ, tài liệu cần chuẩn bị và thu xếp lịch hẹn.

Gửi yêu cầu
Gọi ngay