Mức hưởng BHYT cho người đã hiến bộ phận cơ thể

Mức hưởng BHYT cho người đã hiến bộ phận cơ thể

Mức hưởng BHYT cho người đã hiến bộ phận cơ thể: Cho em hỏi em đã hiến thận tự nguyện và có giấy ra viện mà muốn nhận bảo hiểm thì ở đâu. Và mức hưởng là bao nhiêu?



BHYT cho người hiến bộ phận cơ thểTư vấn bảo hiểm y tế

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về BHYT cho người đã hiến bộ phận cơ thể, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, về BHYT cho người đã hiến tạng

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 17 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác thì:

“Điều 17. Quyền lợi của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người

2. Người đã hiến bộ phận cơ thể người có các quyền lợi sau đây:

b) Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí”

Căn cứ theo khoản 14 Điều 3 và khoản 4 Điều 11 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, quy định:

“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng

14. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến ghép mô tạng.

Điều 11. Lập danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế của một số đối tượng

4. Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể theo quy định của pháp luật, cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ giấy ra viện do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hiến bộ phận cơ thể cấp cho đối tượng này để cấp thẻ bảo hiểm y tế.”

Như vậy, người đã hiến bộ phận cơ thể sẽ được ngân sách nhà nước đóng và cấp thẻ BHYT miễn phí. Cơ quan BHXH căn cứ vào giấy ra viện sau khi đã hiến bộ phận cơ thể để cấp thẻ BHYT miễn phí cho người đã hiến. 

Thứ hai, về thủ tục xin cấp thẻ BHYT miễn phí

Căn cứ khoản 1 Điều 25 và điểm a khoản 3.1 Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH, hướng dẫn:

“Điều 25. Đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT đối với người chỉ tham gia BHYT

1. Thành phần hồ sơ

1.1. Người tham gia

a) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

b) Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật: Giấy ra viện có ghi rõ “đã hiến bộ phận cơ thể”.

c) Trường hợp người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Điều 31. Người tham gia

3. Người chỉ tham gia BHYT

3.1. Kê khai hồ sơ: kê khai hồ sơ theo quy định tại Điều 25, Điều 26, Khoản 4 Điều 27 và nộp hồ sơ như sau:

a) … Người đã hiến bộ phận cơ thể: nộp Giấy ra viện cho cơ quan BHXH”.

Bạn cho biết bạn đã hiến thận tự nguyện và đã ra viện. Do đó, nếu bạn muốn nhận bảo hiểm y tế thì nộp Giấy ra viện có ghi rõ “đã hiến bộ phận cơ thể” cho cơ quan BHXH.

BHYT cho người hiến bộ phận cơ thể

Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172

Thứ ba, mức hưởng BHYT cho người hiến tạng

Căn cứ Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, quy định:

“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;”

Căn cứ vào quy định trên, bạn đã hiến thận tự nguyện sẽ được ngân sách nhà nước đóng cấp thẻ BHYT miễn phí và có mức hưởng BHYT khi đi KCB đúng tuyến là 80% chi phí khám chữa bệnh. 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về BHYT cho người đã hiến bộ phận cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác tại:

Thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người hiến tạng

Hiến tạng và được cấp thẻ BHYT miễn phí được hưởng BHYT mức nào?

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua Email có tính phí

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.

Recent Posts

CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Tổng đài tư vấn 19006172 trực thuộc công ty luật TNHH Tuệ Minh

Lưu ý: Để buổi làm việc được hiệu quả, quý khách vui lòng gọi điện trước để chúng tôi tư vấn về hồ sơ, tài liệu cần chuẩn bị và thu xếp lịch hẹn.

Gửi yêu cầu
Gọi ngay