Người lao động nghỉ làm điều trị bệnh dài ngày có đóng BHYT ở công ty?
Công ty tôi có một lao động bị suy tuyến giáp nên phải nghỉ làm dài ngày không đi làm được thì người này và công ty có phải đóng BHYT ở công ty không? Nếu không đóng thì có được hưởng BHYT không?
- Mức hưởng chế độ ốm đau khi người lao động nghỉ việc do ốm đau
- Thời gian giải quyết hưởng chế độ ốm đau cho người lao động
- Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau và mức hưởng
Tư vấn bảo hiểm y tế
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài bảo hiểm. Về vấn đề người lao động nghỉ làm điều trị bệnh dài ngày có phải đóng BHYT ở công ty chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“Điều 42. Quản lý đối tượng
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.“
Căn cứ Khoản 9 Công văn 1734/BHXH-QLT quy định:
“9. Quy định về cấp và quản lý thẻ BHYT
9.6. Người lao động nghỉ ốm đau dài ngày hoặc nghỉ hưởng chế độ hưu trí, thẻ BHYT đã cấp tiếp tục được sử dụng đến hết tháng đơn vị có báo giảm. Cơ quan BHXH căn cứ danh sách báo giảm để lập Danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03-TS) theo đối tượng ốm đau dài ngày hoặc đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng. Thẻ BHYT mới có giá trị sử dụng từ ngày đầu của tháng kế tiếp của tháng báo giảm.
9.7. Khi có phát sinh giảm người lao động, đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó). Nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì phải phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và thẻ có giá trị sử dụng hết tháng đó. Cơ quan BHXH không thu hồi thẻ các trường hợp báo giảm.
Ví dụ: Người lao động thôi việc 28/07/2017, đơn vị báo giảm vào ngày 01/08/2017 thì đóng BHYT hết tháng 8/2017; không đóng BHXH, BHTN tháng 8/2017.“
Tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến 19006172
Do đó người lao động bị suy tuyến giáp thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm theo Thông tư số 46/2016/TT-BYT. Như vậy, người lao động nghỉ quá 14 ngày làm việc trong tháng thì không cần phải đóng BHYT và được hưởng BHYT hết tháng công ty báo giảm. Tháng tiếp theo được BHXH cấp thẻ BHYT trong thời gian điều trị bệnh dài ngày còn lại.
Trên đây là câu trả lời của chúng tôi về vấn đề người lao động nghỉ làm điều trị bệnh dài ngày có phải đóng BHYT ở công ty. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo những bài viết sau:
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua Email có tính phí
Chế độ ốm đau trong thời gian chờ chấm dứt hợp đồng lao động
Dịch vụ giải quyết chế độ bảo hiểm trọn gói
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến 19006172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.